Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Loạt bài phong thủy của GS. Lê Kiều

Trong bài viết này và những bài sắp tới, blogger xin trích đăng loạt bài viết về phong thủy của GS. Lê Kiều ( Mộc Thiên).
Một vài dòng về GS. Lê Kiều:

Mộc Thiên là tên hiệu của Lê Kiều. Chữ Hán viết chữ Kiều gồm bên trái là chữ Mộc, bên phải là ba chữ thiên, khẩu, nội.



Các bạn sẽ thấy Lê Kiều viết khá đều trên các báo thuộc ngành xây dựng.




Sinh ngày 12-06-1936
Lúc nhỏ đi học trường phổ thông tham gia Thanh niên cứu quốc hoạt động nội thành Hà nội.
Sau khi học đại học (1959 ) ở lại giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà nội, bộ môn Kiến trúc, khoa Xây dựng.
Năm 1966 chuyển về trường Đại học Xây dựng Hà nội , bộ môn Thi công , khoa Xây dựng. Thời kỳ này Ông tham gia Trưởng ban quản lý công trình , chủ nhiệm bộ môn, học hàm phó giáo sư .
Năm 1996 Ông về dạy ở trường Đại học Kiến trúc Hà nội và làm chủ nhiệm bộ môn Thi công - Kinh tế - Máy xây dựng , khoa Xây dựng đến ngày nay.
Nhiều sinh viên do ông dạy dỗ đ• thành đạt, đảm nhiệm nhiều chức vụ cao trong bộ máy quản lý Nhà nước.

Liên lạc trực tiếp với tôi theo địa chỉ :
Gs Lê Kiều
Trường Đại học Kiến trúc Hà nội
NR: 
63/61 Phố Thái Thịnh Hà nội
Tel: 84.04.8532725       Fax:   84.04. 5620187
Mob:  091231614          E-mail : levankieu@fpt.vn



Read more..

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Phần mềm phân tích và tính toán kết cấu KCW

  Phần mềm KCW là một sản phẩm của công ty SSISoft lập nên. Với giao diện thuần Việt dễ sử dụng và nhiều tính năng vượt trội trong công việc phân tích và thiết kế mọi loại kết cấu. KCW hứa hẹn sẽ là một phần mềm phổ biến trong giới kỹ sư xây dựng Việt Nam trong tương lai.

 Tóm tắt một số tính năng của phần mềm KCW
1. Các dạng phân tích:
- Phân tích tĩnh
   Tải trọng tĩnh bao gồm tĩnh tải và hoạt tải, tải trọng gió tĩnh. Tải trọng có thể tác dụng lên nút, phần tử thanh, phần tử tấm. Tải trọng gió tĩnh được tính toán bán tự động. Người sử dụng không cần phải tính toán chi tiết giá trị tải trọng gió mà chỉ cần nhập diện nhận tải nhân với hệ số khí động và hệ số vượt tải.
- Phân tích dao động riêng
    Dao động riêng được sử dụng trong tính toán công trình chịu tải trọng gió động và tải trọng động đất.
- Phân tích ổn định
    Phân tích ổn định để xác định tải trọng tới hạn và chiều dài tính toán thực tế của các cấu kiện chịu nén theo một sơ đồ đặt tải trọng nhất định.
- Phân tích phi tuyến hình học
    Phân tích phi tuyến hình học bao gồm phi tuyến P-Delta, phi tuyến hình học (khoảng hở kéo hoặc nén)
- Phân tích phi tuyến vật liệu
    Phân tích sự hình thành khớp dẻo của cấu kiện dầm cột.
- Phân tích kết cấu chịu tải trọng gió động
    Tự động tính toán tải trọng gió động theo TCVN 2737-1995 theo phương pháp hệ số dạng dao động. Người sử dụng không phải tính toán tĩnh lực tương đương như cách thông thường được hướng dẫn trong tiêu chuẩn. Đây là phương pháp giúp cho khối lượng tính toán của các kỹ sư thiết kế giảm đáng kể.
- Phân tích kết cấu chịu tải trọng động đất
    Tải trọng động đất được tính toán theo TCVN 375-2006 theo phương pháp phổ phản ứng. Đường cong phổ được tự động tính toán theo các tham số về công trình, gia tốc nền và đặc trưng của nền.
2.Thiết kế kết cấu:
- Thiết kế kết cấu dầm, cột BTCT
    Thiết kế cấu kiện dầm, cột BTCT theo TCVN 356-2005 cho dầm tiết diện chữ nhật, chữ T, chữ I, hình hộp rỗng và cột tiết diện chữ nhật, chữ T. chữ I, hình hộp rỗng, hình tròn rỗng và hình tròn đặc. Cột được tính toán theo cấu kiện chịu nén một phương cho các loại tiết diện hoặc tính toán theo cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên cho tiết diện chữ nhật.
- Thiết kế sàn BTCT
    Thiết kế cấu kiện sàn BTCT theo TCVN 356-2005. Diện tích cốt thép được tính cho 1 m chiều rộng sàn, tính theo 2 phương cho cả thép trên và thép dưới.
- Thiết kế vách-lanh tô BTCT
    Thiết kế cấu kiện vách-lanh tô BTCT dựa theo TCVN 356-2005. Vách được tổ hợp từ các phần tử tấm và được tính toán như cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên. Cốt thép dọc được tính toán cho vùng biên và vùng bụng vách.
- Thiết kế kết cấu thép
    Kết cấu thép như dầm, cột, dàn được thiết kế theo TCVN 338-2005. Các cấu kiện được kiểm tra theo cấu kiện chịu nén, kéo đúng tâm, lệch tâm, kiểm tra ổn định cục bộ và ổn định tổng thể.
- Thiết kế móng nông BTCT
    Thiết kế móng nông theo TCVN, tự động tính toán kích thước đáy móng, kiểm tra móng theo TTGH 1 và 2, tính toán diện tích cốt thép chịu uốn.
- Thiết kế móng cọc BTCT
    Thiết kế móng cọc theo TCXD 195-1997 và TCXD 205-1998: Tính toán sức chịu tải của cọc, tự động bố trí cọc trong đài, kiểm tra móng cọc theo TTGH1 và 2, tính toán chọc thủng và diện tích cốt thép chịu uốn.
3. Thiết kế đặc biệt
- Dàn phẳng, dàn không gian tinh thể và khung thép tiền chế
+ Tự động tạo mô hình tính: Mô hình tính toán được tự động xây dựng dựa trên các số liệu về kích thước điểm hình được nhập vào qua hộp hội thoại.
+ Tự động truyền tải trọng: Tải trọng bao gồm tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió được tính toán tự động. Chức năng này tiết kiệm được nhiều thời gian nhập dữ liệu vì thông thường số lượng nút của dạng kết cấu này là khá lớn.
+ Tự động tính toán tiết diện: Tiết diện hợp lý của kết cấu thép được lựa chọn sau một số lần tính toán lặp tự động. Do vậy, phần mềm có khả năng tối ưu hoá thiết kế kết cấu.
Read more..

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Kinh nghiệm bảo vệ đồ án tốt nghiệp - GS. Nguyễn Đình Cống

Ketcautre - Còn 15 ngày nữa chúng ta đăng đàn bảo vệ, xin trích đăng bài viết trên Facebook của thầy Nguyễn Đình Cống để anh em tham khảo.
"Để giúp các bạn cách thức bảo vệ đồ án tốt nghiệp, tôi đã dăng bài “ Thuyết trình khoa học “ và câu chuyện vui, có tính phê phán “ chàng họ Cao bảo vệ đồ án”. ( trích từ sách PP luận NCKH và sáng tạo ). Sau đây tôi viết vài ý kiến về việc chuẩn bị , trình bày và trả lời các câu hỏi trong khi bảo vệ ĐATN ( lấy thí dụ ngành Xây dựng dân dụng ).
Bảo vệ là trình bày cho Hội đồng chấm ĐA nghe và đánh giá. Vậy trước hết phải biết qua về HĐ. Trước đây thầy thấy chỉ có 1 loại, nhưng hiện tại thấy có 2. Đó là HĐ nghiêm chỉnh và HĐ gà mờ. HĐ nghiêm chỉnh gồm phần lớn các thầy có đủ 2 điều kiện là trình độ và trách nhiệm ( thể hiện bởi việc chú ý lắng nghe, có thiện chí khi đặt câu hỏi và có nhận xét đúng….). HĐ gà mờ gồm phần lớn ( hoắc toàn bộ ) các thầy thiếu một trong 2 điều kiện trên ( chủ yế là thiếu trách nhiệm, thể hiện bởi việc không chú ý nghe, đặt câu hỏi không phù hợp, đánh giá không đúng…) ( ngoài ra còn một loại HĐ thứ 3 là HĐ đểu nhưng rất ít gặp trong ĐATN ). Những điều tôi trình bày sau đây là để bảo vệ với HĐ nghiêm chỉnh ( nếu gặp phải HĐ gà mờ sẽ nói sau ). Trước hết phải xác định mục đích của việc bảo vệ ĐATN. Thường có 2. Một là để kết thúc ĐA, có được điểm.Hai là để tập dượt, thực hành khả năng thuyết trình khoa học ( là một dịp may để tập luyện, thực hành). Tuỳ vào điều kiện, khả năng… mà bạn có thể đặt 2 mục tiêu ngang nhau hoặc có một cái nặng hơn.. Bạn làm ĐA trong 3- 4 tháng mà chỉ được trình bày trong vòng 12 đến 15 phút, vậy bạn phải suy nghĩ, lựa chọn và sắp xếp nội dung.( các điều sẽ trình bày ) cho đúng, cho hay, cho thuyết phục. Trước hết hãy tự đặt câu hỏi : HĐ nghiêm chỉnh muốn hoặc không muốn nghe cái gì ?. Theo thầy thì HĐ muốn nghe để biết các bạn đã suy nghĩ như thế nào, đã tự làm được những gì cụ thể và tự mình đánh giá kết quả công việc. Như vậy cần trình bày rõ ràng những suy nghĩ và việc làm cụ thể chứ không nói những điều chung chung, không nhắc lại các nguyên lý, không nhắc lại các lời giảng hoặc các câu trong giáo trình. Phải suy nghĩ để tìm ý. Khi định nêu ý nào thì phải tự hỏi : liệu ý này HĐ có muốn nghe không, nếu HĐ không muốn nghe thì phải kiên quyết loại bỏ, tìm ý khác. Phải để nhiều công sức vào việc chuẩn bị, ghi các ý ra giấy, xem đi, xét lại, loại bỏ hết những ý chung chung, không có thông tin, ai cũng biết rồi, không muốn nghe, chỉ giữ lại những ý thật cần thiết, cụ thể. Có được dàn ý rồi còn phải tập trình bày để khống chế thời gian và thuộc được thì càng tốt.
Sau đây tôi thử nêu một thí dụ để tham khảo, chỉ tham khảo thôi chứ đừng lấy đó làm mẫu mực, mỗi người phải tự nghĩ ra cách của riêng mình.
Sau khi treo đầy đủ các bản vẽ phải chờ, chỉ bắt đầu khi chủ tịch HĐ cho phép.Phân phối thời gian đại khái như sau : phần kiến trúc 3 phút, kết cấu và thi công mỗi phàn 5-6 phút.
Bắt đầu : Kính thưa HĐ.Đề tài của em là công trình……. Có những đặc điểm sau : mục đích sử dụng là…., khu đất xây dựng tại….. Qui mô công trình : dài…., rộng…., cao….., có/ không có tầng hầm….. Mặt chính công trình ….( chỉ vào bản vẽ ). Mặt bàng tầng 1 như sau ( vừa nói vừa chỉ vào bản vẽ ) : cửa chính…, …các phòng…,…Tầng điển hình….., Mái….( hệ thống thoát nước mưa từ mái )..Vấn đề giao thông trên mặt bằng ( hành lang… ) và theo phương đứng ( cầu thang…., bố trí tại…… ), thoát người khi cháy…..Một số đặc điểm kiến trúc có liên quan đến kết cấu ( nhịp rộng, công xôn, tầng hầm…..)
Về kết cấu. Giải pháp kết cấu tổng thể của toàn nhà là …..( nhà tấm, nhà khung, nhà kết hợp, nhà lõi cứng….). Bố trí hệ khung như sau… ( khung ngang, khung dọc, hệ không gian…). Bố trí các vách cứng, lõi cứng như sau…, .Đánh giá về ổn định tổng thể của nhà theo phương ngang ( dựa vào cái gì ), theo phương dọc…..
Nhiệm vụ được giao là thiết kế… ( sàn tầng…., khung trục…, móng….).Phương án sàn được chon là…., kích thước ô sàn….., chon chiều dày bản sàn bằng …. ( đều nhau hay có thay đổi… ). Tải trọng …….kN / m2.., tính được M lớn nhất ở tại….. bằng …… kNm, tính được cốt thép…….cm2, bôt trí phi…., a= ………, cốt thép chịu M âm…, cốt thép cấu tạo…. Tại các ô khác của sàn, bố trí cốt thép……..Tính khung. Sơ đồ kung phẳng ( hay không gian ), vì sao. Sơ bộ chọn kích thước. Cột, tinh gần đung được lực N= …..kN, tính ra tiết diện cột ….x…..cm. Theo chiều cao thay đổi như sau…… Dầm, nhịp…..m, chọn chiều cao…, bề rộng. Tải trọng tác dụng gồm tải trọng đứng ( chuyền vào khung theo…..), tải trọng gió… ( tĩnh động, phân phối….); tải trọng động đất… ( theo tiêu chuẩn…., tình được…., chu kỳ giao động….). Tính cốt thép cột, …, kết quả…, bố trí, cấu tạo ( đã tính ….đoạn cột ), thay đổi cốt thép trong toàn cột như sau….. Tính dầm, Tổ hợp được M lớn nhất tại…, tính được cốt thép…., bố trí cốt thép chịu M dương như sau…., cốt thép chịu M âm ( cắt thanh số …tại…, giữa dầm còn…..). Lức cắt lớn nhất ……kN, tính được cốt thép đai….., bố trí…….
Về nền móng. Mặt cắt địa chất như sau……. Chọn phương án móng….., lý do. Bố trí mặt bằng móng như sau……Chọn kích thước cơ bản…..Sức chịu tải mỗi cọc….. Tại chân cột…..có N=…., M=…., tính được số cọc…., bố trí như sau…..( luôn luôn kết hợp chỉ trên bản vẽ ). Kích thước đài cọc…., bố trí cốt thép trong đài…..
Về thi công. Nhiệm vụ được giao…..( thi công đất, đổ bêtông khung, sàn, hoàn thiện, lập mặt bằng, lập tổng tiến độ….).Đặc điểm thi công đất…., chọn máy…., đường đi của máy…., số ca máy. Kết hợp đào thu công ở….., lượng đất đào….., số nhân công. Thi công móng……. Thi công bê tông. Thiết kế ván khuôn….., giáo chống……, cách vận chuyển vữa…., đổ bêtông….., cách phối hợp thi công giữa các tầng…., thời gian thi công mỗi tầng….., việc tháo khuôn, tháo chống. ….Lập tổng tiến độ. Dùng phương pháp….., tính toán các công việc và bố trí …….., biểu đồ nhân lực….( nhân lực lúc nhiều nhất….), tổng thời gian thực hiện…..
Kính thưa HĐ, em đã trình bày xong.( không cần nói thêm gì hết ).
Trong lúc trình bày nếu thuộc được các số liệu thì tốt, nếu không nhớ kỹ, có thể ghi ra giấy và xem. Không cấm việc dùng giấy để ghi các ý và số liệu. ( Chỉ không nên viết sẵn bài ra giấy rồi đọc ). Phải chuẩn bị bút, giấy để ghi các câu hỏi và phải hiểu được nội dung chính của câu hỏi. Nếu chưa nắm bắt được ý thầy muốn hỏi gì thì có thể xin giải thích hoặc hỏi lại cho rõ. Chỉ nên trả lời khi đã hiểu rõ câu hỏi. Nếu gặp câu hỏi ra ngoài phạm vi đồ án mà mình chưa biết thì cứ thú nhận là chưa có điều kiện tìm hiểu, không nên trả lời bừa, không chắc chắn là đúng hay sai.. Nên tập hợp các câu hỏi thành nhóm vấn đề : kiến trúc, kết cấu, nền móng, thi công… và trả lời theo các nhóm đó.
Quan trọng nhất trong lúc trình bày , bảo vệ là lòng tự tin, không sợ gì cả ( ai làm gì mà sợ…). Để có tự tin thì mấu chốt là phải nắm vững những điều đã suy nghĩ, đã làm ( Nếu có một vài chỗ nắm chưa kỹ thì phải hỏi bạn bè, thầy hướng dẫn trước ). Trước hết cần nắm vững những điều đã làm, nắm được những kiến thức cơ bản. Khi chưa nắm vững những thứ trên thì chớ vội tìm hiểu những điều khó, vượt ra ngoài chương trình. Những câu hỏi khó về lý thuyết và thực tế các thầy thường chỉ hỏi SV giỏi ( để xem có đáng cho điểm 10 hay không ). Các SV trung bình chưa nên tìm hiểu các câu hỏi khó. Không ai đánh giá SV là kém khi không trả lời được câu hỏi khó mà sẽ bị đánh giá kém khi không trả lời được câu hỏi dễ, liên quan đến kiến thức cơ bản.
Trên đây tôi trình bày hết sức vắn tắt, các bạn có thể tham khảo theo phương hướng đó để chuẩn bị và bảo vệ ( trước HĐ nghiêm chỉnh ). Nếu gặp phải HĐ gà mờ mà mình cứ xem là nghiêm chỉnh để chuẩn bị thì cũng tôt chứ sao, chuẩn bị tốt là cho mình chứ có phải cho HĐ đâu. Bạn nào muốn tìm hiểu biện pháp đối phó với HĐ gà mờ xin đăng ký để được hướng dẫn riêng.
Sau đây tôi thử nêu một thí dụ để tham khảo, chỉ tham khảo thôi chứ đừng lấy đó làm mẫu mực, mỗi người phải tự nghĩ ra cách của riêng mình.Sau khi treo đầy đủ các bản vẽ phải chờ, chỉ bắt đầu khi chủ tịch HĐ cho phép.Phân phối thời gian đại khái như sau : phần kiến trúc 3 phút, kết cấu và thi công mỗi phàn 5-6 phút.Bắt đầu : Kính thưa HĐ.Đề tài của em là công trình……. Có những đặc điểm sau : mục đích sử dụng là…., khu đất xây dựng tại….. Qui mô công trình : dài…., rộng…., cao….., có/ không có tầng hầm….. Mặt chính công trình ….( chỉ vào bản vẽ ). Mặt bàng tầng 1 như sau ( vừa nói vừa chỉ vào bản vẽ ) : cửa chính…, …các phòng…,…Tầng điển hình….., Mái….( hệ thống thoát nước mưa từ mái )..Vấn đề giao thông trên mặt bằng ( hành lang… ) và theo phương đứng ( cầu thang…., bố trí tại…… ), thoát người khi cháy…..Một số đặc điểm kiến trúc có liên quan đến kết cấu ( nhịp rộng, công xôn, tầng hầm…..)Về kết cấu. Giải pháp kết cấu tổng thể của toàn nhà là …..( nhà tấm, nhà khung, nhà kết hợp, nhà lõi cứng….). Bố trí hệ khung như sau… ( khung ngang, khung dọc, hệ không gian…). Bố trí các vách cứng, lõi cứng như sau…, .Đánh giá về ổn định tổng thể của nhà theo phương ngang ( dựa vào cái gì ), theo phương dọc…..Nhiệm vụ được giao là thiết kế… ( sàn tầng…., khung trục…, móng….).Phương án sàn được chon là…., kích thước ô sàn….., chon chiều dày bản sàn bằng …. ( đều nhau hay có thay đổi… ). Tải trọng …….kN / m2.., tính được M lớn nhất ở tại….. bằng …… kNm, tính được cốt thép…….cm2, bôt trí phi…., a= ………, cốt thép chịu M âm…, cốt thép cấu tạo…. Tại các ô khác của sàn, bố trí cốt thép……..Tính khung. Sơ đồ kung phẳng ( hay không gian ), vì sao. Sơ bộ chọn kích thước. Cột, tinh gần đung được lực N= …..kN, tính ra tiết diện cột ….x…..cm. Theo chiều cao thay đổi như sau…… Dầm, nhịp…..m, chọn chiều cao…, bề rộng. Tải trọng tác dụng gồm tải trọng đứng ( chuyền vào khung theo…..), tải trọng gió… ( tĩnh động, phân phối….); tải trọng động đất… ( theo tiêu chuẩn…., tình được…., chu kỳ giao động….). Tính cốt thép cột, …, kết quả…, bố trí, cấu tạo ( đã tính ….đoạn cột ), thay đổi cốt thép trong toàn cột như sau….. Tính dầm, Tổ hợp được M lớn nhất tại…, tính được cốt thép…., bố trí cốt thép chịu M dương như sau…., cốt thép chịu M âm ( cắt thanh số …tại…, giữa dầm còn…..). Lức cắt lớn nhất ……kN, tính được cốt thép đai….., bố trí…….Về nền móng. Mặt cắt địa chất như sau……. Chọn phương án móng….., lý do. Bố trí mặt bằng móng như sau……Chọn kích thước cơ bản…..Sức chịu tải mỗi cọc….. Tại chân cột…..có N=…., M=…., tính được số cọc…., bố trí như sau…..( luôn luôn kết hợp chỉ trên bản vẽ ). Kích thước đài cọc…., bố trí cốt thép trong đài…..Về thi công. Nhiệm vụ được giao…..( thi công đất, đổ bêtông khung, sàn, hoàn thiện, lập mặt bằng, lập tổng tiến độ….).Đặc điểm thi công đất…., chọn máy…., đường đi của máy…., số ca máy. Kết hợp đào thu công ở….., lượng đất đào….., số nhân công. Thi công móng……. Thi công bê tông. Thiết kế ván khuôn….., giáo chống……, cách vận chuyển vữa…., đổ bêtông….., cách phối hợp thi công giữa các tầng…., thời gian thi công mỗi tầng….., việc tháo khuôn, tháo chống. ….Lập tổng tiến độ. Dùng phương pháp….., tính toán các công việc và bố trí …….., biểu đồ nhân lực….( nhân lực lúc nhiều nhất….), tổng thời gian thực hiện…..Kính thưa HĐ, em đã trình bày xong.( không cần nói thêm gì hết ).Trong lúc trình bày nếu thuộc được các số liệu thì tốt, nếu không nhớ kỹ, có thể ghi ra giấy và xem. Không cấm việc dùng giấy để ghi các ý và số liệu. ( Chỉ không nên viết sẵn bài ra giấy rồi đọc ). Phải chuẩn bị bút, giấy để ghi các câu hỏi và phải hiểu được nội dung chính của câu hỏi. Nếu chưa nắm bắt được ý thầy muốn hỏi gì thì có thể xin giải thích hoặc hỏi lại cho rõ. Chỉ nên trả lời khi đã hiểu rõ câu hỏi. Nếu gặp câu hỏi ra ngoài phạm vi đồ án mà mình chưa biết thì cứ thú nhận là chưa có điều kiện tìm hiểu, không nên trả lời bừa, không chắc chắn là đúng hay sai.. Nên tập hợp các câu hỏi thành nhóm vấn đề : kiến trúc, kết cấu, nền móng, thi công… và trả lời theo các nhóm đó.Quan trọng nhất trong lúc trình bày , bảo vệ là lòng tự tin, không sợ gì cả ( ai làm gì mà sợ…). Để có tự tin thì mấu chốt là phải nắm vững những điều đã suy nghĩ, đã làm ( Nếu có một vài chỗ nắm chưa kỹ thì phải hỏi bạn bè, thầy hướng dẫn trước ). Trước hết cần nắm vững những điều đã làm, nắm được những kiến thức cơ bản. Khi chưa nắm vững những thứ trên thì chớ vội tìm hiểu những điều khó, vượt ra ngoài chương trình. Những câu hỏi khó về lý thuyết và thực tế các thầy thường chỉ hỏi SV giỏi ( để xem có đáng cho điểm 10 hay không ). Các SV trung bình chưa nên tìm hiểu các câu hỏi khó. Không ai đánh giá SV là kém khi không trả lời được câu hỏi khó mà sẽ bị đánh giá kém khi không trả lời được câu hỏi dễ, liên quan đến kiến thức cơ bản.Trên đây tôi trình bày hết sức vắn tắt, các bạn có thể tham khảo theo phương hướng đó để chuẩn bị và bảo vệ ( trước HĐ nghiêm chỉnh ). Nếu gặp phải HĐ gà mờ mà mình cứ xem là nghiêm chỉnh để chuẩn bị thì cũng tôt chứ sao, chuẩn bị tốt là cho mình chứ có phải cho HĐ đâu. Bạn nào muốn tìm hiểu biện pháp đối phó với HĐ gà mờ xin đăng ký để được hướng dẫn riêng."

Nguồn: https://www.facebook.com/ngdingcong
Read more..

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Men rượu Kim Sơn

Một chút chuyếnh choáng, bạn chưa kịp say đã tỉnh, cái say ngọt lịm không hề khiến người thưởng thức có cảm giác khó chịu hay đau đầu. Đó chính là nét riêng của thức rượu quý này

Về Ninh Bình rồi không muốn đi nữa. Thành phố yên lành như một bản tình ca trong núi. Giữa lòng thành phố, núi Kỳ Lân nổi lên như giữ lại cho cố đô vẻ nguyên sơ, huyền hoặc của xa xưa. Không hẳn là thành phố du lịch bậc nhất Việt Nam, nhưng Ninh Bình có một sức níu kéo đặc biệt, không chỉ bởi chùa Bái Đính kỳ vĩ, nhà thờ đá Phát Diệm với kiến trúc độc đáo hay khu dự trữ sinh quyển thế giới biển… mà còn bởi những nét ẩm thực riêng có với cơm cháy, thịt dê và rượu Kim Sơn.

Như lẽ dĩ nhiên của nền kinh tế thị trường, khi rượu Kim Sơn đã trở thành một thương hiệu vang danh thì bạn có thể dễ bị nhầm lẫn bởi có quá nhiều biển hiệu giao bán rượu chính hãng trên đất Ninh Bình. Song cũng không vì thế mà bạn lo lắng về việc không mua được đúng rượu do người vùng biển Kim Sơn nấu. Bởi lẽ, với rượu “chuẩn” chỉ cần nút chai được mở ra thì hương thơm của vạn bông lúa vàng như lôi kéo, cuốn hút bạn thưởng thức. Không chỉ có những tay sành rượu mà cả những người chưa từng biết đến men say cũng không thể khước từ. Một chút chuyếnh choáng, bạn chưa kịp say đã tỉnh, cái say ngọt lịm không hề khiến người thưởng thức có cảm giác khó chịu hay đau đầu. Đó chính là cái nét riêng của thức rượu quý này. Bạn cũng chớ hiếu kỳ hay tham lam mà hỏi thăm bí quyết, công thức nấu rượu. Bí quyết chỉ đơn giản là sự bén duyên của thiên nhiên, là cái thiên phú cho mảnh đất biển nhiều gian nan này. Tôi được chứng kiến mấy tay bạn sành rượu sau khi nhấp một ngụm nhỏ đã đê mê theo hơi men của lúa nếp. Người bán rượu đã dặn chúng tôi hãy thận trọng ngồi xuống ghế kẻo say men mà ngã xuống đất có thể nguy hiểm, tất nhiên, cơn say chỉ trong 5 phút và tỉnh ngay.

Đã vất vả đi cả trăm km từ Hà Nội về Ninh Bình, chúng tôi cũng không bỏ qua cơ hội thưởng thức thịt dê, cơm cháy với rượu ngon. Không biết trong ba thứ ấy, rượu hay thịt hay cơm có trước hay cả ba thức cùng ra đời nhưng chúng quả thật hợp vị. Thịt dai và mềm, cơm thơm lựng, rượu nồng nàn lan tỏa trong nhau, quyện chặt lấy nhau, nâng đỡ nhau, có thứ này không thể thiếu thứ kia. Ở Hà Nội bạn cũng có thể thưởng thức dê núi Ninh Bình với rượu Kim Sơn nhưng phải ăn đúng nơi sản sinh những món ăn ấy mới thấy hết cái thú của nghệ thuật ẩm thực. Rượu tự tay người bán cất, dê tự chăn thả, cơm nấu từ gạo nhà cấy, hoàn toàn tin cậy. Người bán có thể trao đổi cả ngày cùng bạn bí quyết nuôi dê, bí quyết ủ rượu… Chỉ đơn giản thế thôi mà về Hà Nội vẫn nhớ mãi, nếu có ai rủ về Ninh Bình chắc sẽ không từ chối, dù bận cũng cố thu xếp.
Read more..