Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Những bài thi độc đáo!

Nhất quỷ nhì ma thứ ba... học trò. Những bài toán sau đây là minh chứng.

Từ hai phương trình ban đầu Không học = Thất bại và Học = Không thất bại, học sinh đã chứng minh được một cách "ngon lành" Học = Thất bại.
Với cách loại bỏ táo bạo, học trò chứng minh được kết quả hiển nhiên "six = 6".
Câu hỏi: "Tracey đã sai với câu trả lời trên. Hãy lấy ví dụ cho thấy Tracey đã sai". Câu trả lời của học trò: "Cô ấy sai vì cô ấy là phụ nữ!".
Các bước chứng minh "Con gái là ác quỷ": Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng với con gái, cần có thời gian và tiền bạc. Do đó, Con gái bằng Thời gian cộng Tiền bạc. Mà tất cả chúng ta đều biết, "thời gian chính là tiền bạc". Suy ra, Con gái bằng bình phương Tiền bạc. Mà "tiền bạc là nguồn gốc của ác quỷ" nên Tiền bạc bằng căn bậc hai của Ác quỷ. Do đó, Con gái bằng bình phương căn bậc hai của Ác quỷ. Kết quả cuối cùng, Con gái = Ác quỷ.
Với câu hỏi "Adolf Hitler là ai?", học sinh nhanh nhẹn vẽ khuôn mặt Hitler và không quên chú thích: "Là người này".
Học sinh xử lý yêu cầu của bài toán "mở rộng" bằng cách viết các tham số ngày càng xa nhau.
Câu hỏi: "Viết định luật Beer-Lambert..." và câu trả lời là hình vẽ cho thấy Người cộng với Bia bằng Say.
Với yêu cầu: "Chọn từ mô tả trạng thái cậu bé từ hai phương án (a) buồn và (b) vui?", học trò tự thêm phương án (c) xấu xí.
Học trò: "Em viết bằng mực vô hình nhưng em đảm bảo là câu trả lời của em đúng" kèm theo mặt cười "nịnh đầm". Giáo viên nhận xét: "Tôi không thể đọc câu trả lời của em nếu không có chiếc kính vô hình của tôi" và không quên kèm theo mặt buồn.
Câu hỏi: "Tìm x" và học sinh khoanh tròn "x" với chú thích: "Nó ở đây ạ".
Read more..

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

"A lô!" về bản!

 Việc có "alô giắt đít" ở thành phố, đô thị nay đã quá nhàm. Ở nông thôn cũng chẳng có gì lạ. Thế nhưng, việc có "alô" ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số ở bản, lên nương, xuống chợ cũng... dắt đít "alô" có đủ mọi chức năng nhưng chủ yếu vẫn là để nghe nhạc, chụp ảnh và dĩ nhiên cũng thi thoảng nhắn tin, nghe gọi, cho đến nay cũng... bình thường. Những chuyện sử dụng alô âu cũng rất thú vị ở trên vùng rẻo cao, miền núi xa xôi...
--------------------------


Em gái Sán Dìu răng khểnh xinh say sưa... buôn dưa 



Vừa uống bia vừa... chụp hình



Mốt nhất là "alô" vừa chụp được hình đẹp, vừa nghe nhạc to



Nhắn tin thoăn thoắt



Oách nhất... chợ



Trên rẫy cũng có sóng



"2 tay 2 súng". Thán phục!



Tiếp sóng ở Sa Pa
(Nguồn:thanhhaivir blog)
Read more..

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

10/10/2010 - Ngàn năm có một!

Khi ngọn lửa thiêng liêng được thắp lên, bài Quốc ca hùng tráng âm vang giữa 21 loạt đại bác, 10 chiếc trực thăng kéo cờ Tổ quốc bay trên bầu trời thủ đô... sự trang nghiêm thành kính và niềm tự hào dân tộc hiện diện trên gương mặt mỗi người dân Việt ở quảng trường Ba Đình sáng nay, 10/10. 



40.000 người đại diện cho hơn 85 triệu dân Việt Nam biểu dương lực lượng vì độc lập, tự chủ của dân tộc, vì hòa bình thế giới và sự phát triển phồn vinh của đất nước. Cuộc diễu binh, diễu hành sau khi đi qua quảng trường Ba Đình đã chia làm hai hướng. Một hướng từ đường Nguyễn Thái Học xuôi về Tràng Thi và kết thúc ở Nhà hát Lớn. Hướng còn lại về đường Ngọc Khánh và kết thúc ở khách sạn Daewoo. Người dân chờ xem diễu binh đứng đông nghẹt hai bên đường. Đây là những hình ảnh ngàn năm có một...
Đoàn VĐV mang ngọn lửa thiêng về quảng trường Ba Đình 

 Các nữ dân quân tự vệ tham gia diễu binh
 Trực thăng mang cờ Tổ quốc bay trên bầu trời Ba Đình
 Rất đông các nhà báo trong và ngoài nước có mặt từ trước khi diễn ra buổi lễ
Đoàn diễu hành đi qua quảng trường 
 Các em học sinh cùng xe rước ảnh Bác Hồ
 Uy nghi quốc kỳ và cờ đỏ búa liềm
 Tham gia diễu binh có các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ
 Đại diện các dân tộc thiểu số Việt Nam tham gia diễu hành
 Quan khách nước ngoài theo dõi lễ diễu binh từ khán đài
 Màn biểu diễn về việc vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của kinh đô Đại Việt
 Tái hiện lịch sử bằng các hoạt cảnh
Nhiều hoạt động khác sẽ diễn ra trong suốt ngày đại lễ ... 
(Nguồn : Go.vn)
Read more..

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Nhà ống phố cổ và tài hoa người Hà Nội


   Với diện tích thường chỉ 30 - 50 m2, ngang hẹp, chạy dài, nhưng với sự khéo léo, tinh tế, người Hà Nội xưa bố trí nhà của mình có đủ phòng chức năng, gác lửng, sân...


   Theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, hình dáng đặc trưng của nhà Hà Nội ở các phố cổ là hình ống. Những căn nhà Hà Nội xưa có mặt tiền khoảng 3 - 5 m, sâu chừng chục mét, chia làm hai dãy, chiều cao thường là tầng rưỡi hoặc đôi khi hai tầng, quay ra mặt phố. Cá biệt cũng có những ngôi nhà cổ như số 47 Hàng Bạc, mặt tiền tới 7m, chiều dài chia ba lớp nối nhau.


Hình ảnh
Mặt tiền một ngôi nhà cổ Hà Nội.

  Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế mà tuy không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ Hà Nội vẫn có diện tích dành làm nơi bán hàng, làm hàng, nơi thờ cúng, tiếp khách, nơi ngủ, hóng mát… Không gian ngôi nhà ống là một không gian kiến trúc gần như thống nhất do đó, dù chật hẹp mà không khí vẫn lưu thông, ngôi nhà vẫn có nơi để “thở”.


  Những ngôi nhà cổ được lợp hai lớp ngói không liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch giật cấp, ngăn cách với những ngôi nhà bên cạnh. Đặc biệt, vật liệu trát tường không phải vôi vữa mà là vôi trộn với cát và mật mía, mỗi lớp cao hai tầng, mái dốc lợp ngói vảy rồng. Dầm, dui, mè… làm bằng gỗ lim, dổi, vàng tâm với những tấm ván dài.


Hình ảnh



   Thời gian trôi qua cùng với những biến thiên cuộc sống, đến nay, cơ cấu một nhà ống và một gia đình ở phố cổ hầu như không còn. Nhiều gia đình, thậm chí cả chục gia đình trú ngụ trong một ngôi nhà ống, làm cho điều kiện sinh sống trở nên bức bối. Giữ gìn nhà ống cổ truyền, một sáng tạo của kiến trúc Hà Nội nghìn xưa, trở thành bài toán khó bề giải đáp.

   Cũng theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, gần đây, người ta bàn nhiều về giá trị và sự cần thiết bảo tồn khu phố cổ, thậm chí còn đưa ra những quy chế quản lý và dự án bảo tồn. Song, có lẽ, khu phố cổ Hà Nội vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc. “Khu phố cổ Hà Nội là một cơ thể đô thị già nua với vô số căn bệnh và mâu thuẫn. Cải tạo khu phố này phải hành động tế nhị, thận trọng như nhà phẫu thuật. Cần tránh những giải pháp thô thiển, cực đoan, duy ý trí. Cái rìu, cái xe ủi hoàn toàn không phù hợp trong trường hợp này”, ông Kính nói.

Read more..

Nhà thờ lớn Hà Nội


  Nếu như chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột được xem là dấu ấn của kiến trúc Phật Giáo, đậm chất Á Đông thì Nhà thờ lớn Hà Nội được xem là nhà thờ mang đậm dấu ấn của kiến trúc và nền văn minh châu Âu.

  Nhìn vào lịch sử của một công trình kiến trúc bất kỳ, chúng ta có thể dễ dàng luận về văn hoá, văn minh của thời kỳ đó. Nếu như thời nhà Lý, với sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật, các chùa chiền được xây dựng khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Đến thời Nguyễn thì đạo Thiên Chúa phát triển rộng rãi. Đặc biệt là từ khi người Pháp sang Việt Nam, họ đã để lại dấu ấn nền văn minh của mình ở xứ sở thuộc địa bằng cách xây rất nhiều các nhà thờ. Công trình kiến trúc tiêu biểu thời đó chính là Nhà thờ lớn Hà Nội.


Hình ảnh
Nhà thờ lớn Hà Nội (còn gọi là Nhà thờ Saint Joseph) được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, được mô phỏng kiểu kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Paris của Pháp. Đây có thể xem là một trong những công trình kiến trúc nổi bật của đạo Thiên chúa giáo, là sự giao thoa văn hoá giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo, giữa phương Đông và phương Tây. Nhà thờ hiện nay nằm trên khu đất rộng ở số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hình ảnh
Cũng như rất nhiều nhà thờ khác ở Việt Nam, nhà thờ lớn Hà Nội đã được bản địa hoá bằng các chi tiết chạm trổ, sơn son thếp vàng mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bồi. Tuy nhiên, về phần kết cấu thì vẫn được xây theo lối kiến trúc Gôtich trung cổ, nhưng không được tỉ mỉ và chi tiết như các nhà thờ châu Âu, đặc biệt là ở Pháp.

Hình ảnh


Hình ảnh


Nhà thờ do chính Giám mục Puginier tự tay vẽ kiểu và chỉ huy thi công xây dựng. Đây là một nhà thờ tiêu biểu cho lối kiến trúc Gotich với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Phong cách này được phát triển mạnh mẽ nhất ở châu Âu vào khoảng thể kỷ XII. Kiến trúc Gôtích được xem là một bước tiến vượt bậc, là đỉnh cao khoa học kỹ thuật xây dựng đương thời. Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất của kiến trúc Gôtích đó là tường được xây cao, mái vòm và có nhiều cửa sổ.


Hình ảnh


Phía trong sảnh nhà thờ có một cửa đi lớn, giữa là hai lối cửa nhỏ ở hai bên tháp. Các cửa ra vào và cửa sổ đều cuốn nhọn, kết hợp với các cửa là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hoà tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ rất tinh vi và độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.

Hình ảnh


Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp. Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ được làm bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá.
Hình ảnh

Hình ảnh

Thời gian trôi qua, người dân Hà thành đã quen thuộc và chấp nhận hình ảnh của nhà thờ lớn như một biểu tượng văn hoá mới. Sẽ là thiếu sót nếu không nói tới những ảnh hưởng của văn hoá Pháp thể hiện trong văn hoá của Hà Nội hôm nay, cũng như không thể bỏ qua những khu biệt thự Pháp cổ khi nói về kiến trúc thủ đô. Nằm trong dòng chảy ấy, nhà thờ lớn nay đã trở thành một phần không thể tách rời của Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc không chỉ của những con chiên ngoan đạo mà còn của mọi tầng lớp dân cư Hà thành.
Read more..