Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Cột cờ Hà Nội



   Người dân Thủ đô quen gọi là Cột cờ Hà Nội – Nhưng kỳ thực cột cờ đã xuất hiện cách đây 200 năm (1805 – 1812) khi vua Minh Mạng triều Nguyễn cho phục dựng lại Hoàng thành Thăng Long.

   Với bao biến thiên của lịch sử, Thăng Long thành về sau chỉ còn là “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” - Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” mà nỗi lòng ngậm ngùi của thi nhân Huyện Thanh Quan đã tức cảnh thành thơ, riêng Kỳ đài thì vẫn tồn tại nguyên vẹn với thời gian…
Hình ảnh

   Cột cờ Hà Nội do kiến trúc sư Đặng Công Chất đốc công xây dựng theo thiết kế đã được phê duyệt của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, là một khối hình vuông ba cấp hợp thành từ đế chân trụ đến than cột và Lầu Vọng Cảnh với tổng chiều cao là 60m. 

   Chân trụ toạ lạc trên diện tích 2007m2, mỗi chiều rộng 45, tạo thành 3 tầng thu hẹp dần về phía trên. Từ tầng thứ nhất lên tầng 2, và tầng 2 lên tầng 3 đều theo đường dẫn tam cấp 18 bậc ở hai cửa Đông – Tây. Riêng tầng 3 có đủ bốn cửa mở ra bốn hướng. Bên trên tầng ba là thân cột cờ hình bát giác, mỗi cạnh rộng 2,13m vút cao, thẳng đứng lên, trên mỗi cạnh có 5 cửa sổ hình hoa thị, bên trên có một cửa sổ hình rẻ quạt. Thân cột cờ tạo thành hình khối rỗng được chiếu sang từ những ô cửa sổ và được xây cầu thang xoắn ốc với 54 bậc. 
Hình ảnh

   Trên cùng là một căn lầu hình tám cạnh theo than cột – cao 3,3 m, mỗi cạnh đều có cửa thong thoáng để quan sát tầm xa về bốn phương, tám hướng. Đó chính là Lầu Vọng Cạnh. Trên chóp Lầu Vọng Cảnh là một trụ lỗ hình tròn, đường kính 40cm để cắm cờ. Trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng, họ sử dụng nơi này để đặt trạm thông tin vô tuyến điện. Khi Thủ đô phòng thủ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, nơi đây trở thành Đài quan sát phòng không Hà Nội, có thể quan sát toàn bộ nội ngoại thành và xa hơn.
Hình ảnh

   Với kiến trúc ấy thời bấy giờ, cột cờ có chiều cao lớn nhất kinh thành Thăng Long. Quan sát từ mọi góc nhìn, cột cờ là một khối hoàn chỉnh kiến trúc nghệ thuật hài hoà, uy nghi, hoành tráng cổ kính. Là nơi biểu biểu tượng cho chủ quyền quốc gia, thể hiện ý chí vươn lên với tinh thần bất khuất đối với các thế lực xâm lược từ ngoại bang của dân tộc. 
Hình ảnh

   Cột cờ Hà Nội nay đã trở thành một di tích lịch sử gắn kết với thời đại – trong quần thể Hoàng thành của Thăng Long – Hà Nội sắp bước vào 1000 năm tuổi - năm 2010 – mà trong đó, ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc vàng son lịch sử trong thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ huy hoàng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Kết nối bạn bè - Chia sẻ đam mê!